Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn I CTY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn I CTY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn I CTY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn I CTY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn I CTY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

Chào mừng đến với Công ty cổ phần kỹ thuật Netlab

hungnetlab@gmail.com

0918048038

Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Thép cốt bê tông  - Thép thanh vằn

(Steel for reinforcement of concrete - Ribbed bars)

Tham khảo theo TCVN 1651-2:2018

1. Đối tượng

  • Áp dụng cho thép thanh vằn dùng là cốt bê tông có mác thép CB300-V, CB400-V, CB500-V, CB600-V, được cung cấp ở dạng thẳng, dạng cuộn và các sản phẩm được nắn thẳng.
  • Không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ thành phẩm như thép tấm hoặc ray đường sắt.

2.Yêu cầu về kích thước, khối lượng 1m dài và sai lệch cho phép

Kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép áp dụng cho các đường kính nên dùng được nêu trong Bảng 1.

Chiều dài cung cấp và phương thức đóng bó phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Sai lệch cho phép của chiều dài thanh cung cấp từ xưởng cán là +100 mm.

CHÚ THÍCH: Chiều dài cung cấp thông thường của các thanh thẳng là 11,7 m.

Bảng 1. Kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép.

Đường kính danh nghĩa thanh a

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa b

Khối lượng 1 m dài

d

mm

S0

mm2

Yêu cầu c

kg/m

Sai lệch cho phép d

%

6

28,3

0,222

± 8

8

50,3

0,395

± 8

10

78,5

0,617

± 6

12

113

0,888

± 6

14

154

1,21

± 5

16

201

1,58

± 5

18

255

2,00

± 5

20

314

2,47

± 5

22

380

2,98

± 5

25

491

3,85

± 4

28

616

4,83

± 4

32

804

6,31

± 4

36

1018

7,99

± 4

40

1257

9,86

± 4

50

1964

15,42

± 4

a Đường kính lớn hơn 50 mm phải có sự thoả thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Sai lệch cho phép về khối lượng 1 m dài trên từng thanh là ± 4 %.

b S0 = 0,785 x d2

c Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x S0

d Sai lệch cho phép đối với một thanh đơn.

 

3.Yêu cầu về gân

Thép thanh vằn phải có ít nhất hai hàng gân ngang phân bố đều xung quanh chu vi của thanh. Các gân ngang trong từng hàng phải được phân bố đều đặn trên toàn bộ chiều dài của thanh, trừ vùng ghi nhãn. Các gân phải phù hợp với những yêu cầu nêu trong Bảng 2.

Bảng 2. Yêu cầu về gân.

 

Đường kính danh nghĩa, d

mm

Gân có chiều cao không đổi

Gân hình lưỡi liềm

Chiều cao của gân, a, nhỏ nhất

Tất cả

0,05 d

0,065d

Bước gân ngang, c

6 ≤ d < 10

d ≥ 10

0,35dc ≤ 0,7d

0,35dc ≤ 0,7d

0,5d c ≤ 1,0d

0,5d c ≤ 0,8d

Độ nghiêng của gân ngang, β

Tất cả

35º ≤ β ≤ 90º

35º ≤ β ≤ 75º

Độ nghiêng cạnh của gân ngang, α

Tất cả

α ≥ 45º

α ≥ 45º

Chu vi không có gân, Σfi; lớn nhất

Tất cả

-

0,25dπ

Các kính thước xác định hình dạng của gân trong Bảng 3 được mô tả trên Hình 1 và Hình 2.

Khi có gân dọc thì chiều cao của gân không được vượt quá 0,15d.

CHÚ DẪN:

1 Gân dọc.

2 Gân ngang.

β Độ nghiêng của gân ngang.

c Bước gân ngang.

Hình 1 - Thanh thép vằn - Xác định hình dạng

CHÚ DẪN:

1 Gân.

2 Sự chuyển đổi theo hình tròn.

a Chiều cao của gân.

α Độ nghiêng cạnh của gân ngang.

Hình 2 - Độ nghiêng cạnh của gân, α, và chiều cao gân, a - Mặt cắt A-A của Hình 1

 

4.Thành phần hoá học

Thành phần hoá học và sai lệch cho phép được quy định trong Bảng 3 và Bảng 4.

Bảng 3. Thành phần hóa học dựa vào phân tích mẻ nấu - Giá trị lớn nhất tính bằng phần trăm khối lượng

Bảng 4. Thành phần hóa học dựa vào phân tích sản phẩm - Sai số cho phép của phân tích sản phẩm tính theo phần trăm khối lượng

Nguyên tố

Giá trị lớn nhất quy định trong phân tích mẻ nấu tại Bảng 4

%

Sai lệch cho phép của phân tích sản phẩm với các giới hạn quy định của phân tích mẻ nấu tại Bảng 4

%

C

≤ 0,25

+ 0,02

> 0,25

+ 0,03

Si

≤ 0,55

+ 0,05

Mn

≤ 1,65

+ 0,06

> 1,65

+ 0,08

P

≤ 0,05

+ 0,008

S

≤ 0,05

+ 0,008

a Trong trường hợp phân tích sản phẩm, giá trị lớn nhất của CEV theo Bảng 4 với sai lệch cho phép là + 0,05.

 

5.Yêu cầu về cơ tính

5.1.Các đặc trưng khi thử kéo

Vật liệu thử phải phù hợp với các yêu cầu về giới hạn bền kéo quy định trong Bảng 5.

Nếu không xuất hiện hiện tượng chảy, giới hạn chảy quy ước 0,2% (Rp0,2) phải được xác định.

Bảng 5. Yêu cầu về giới hạn bền kéo.

5.2.Độ bền uốn

Mẫu thử được uốn đến góc từ 160o đến 180o bằng gối uốn được quy định trong Bảng 6. Đối với mác thép CB600-V, thử uốn được thực hiện đến góc 90º.

Bảng 6. Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn.

5.3.Độ bền uốn lại sau khi hoá già

Mẫu thử phải được uốn trên một gối uốn có đường kính được quy định trong Bảng 7.

Góc uốn trước khi gia nhiệt (hoá già) phải tối thiểu là 90º và góc uốn lại phải tối thiểu là 20º. Cả hai góc uốn phải được đo trước khi bỏ tải.

Sau khi thử, thanh thép không được gãy, nứt ngang có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Bảng 7. Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn lại


 

Trên đây là bài viết Yêu cầu kỹ thuật Thép cốt bê tông – Thép thanh vằn dựa trên cơ sở của TCVN 1651-2:2018. Bài viết đưa ra các yêu cầu cơ bản về kích thước, khối lượng 1 m dài, thành phần hoá học và cơ tính của thép thanh vằn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về yêu cầu kỹ thuật đối với thép tròn trơn lưới thép hàn dùng trong thép cốt bê tông.

Chúng tôi rất vui lòng được hỗ trợ các bạn!

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB

PHÒNG THỬ NGHIỆM CƠ ĐIỆN – VILAS 1341

Địa chỉ: 17 đường Liên khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM

Email: hungnetlab@gmail.com                 Hotline: 0918.048.038

Liên hệ để nhận được ưu đãi tốt nhất